Hỗ trợ trực tuyến

Ms. NguyênMs. Nguyên

yahoo0903.683.231

emailsales@kcs.com.vn

Ms. DungMs. Dung

yahoo028 - 5430 3399

emailsales@kcs.com.vn - kcsvn1@gmail.com

fanpape facebook

VIDEO

Liên kết website

Sản phẩm bán chạy

  • Chân Nhôm Sofa MA
  • Súng bắn đinh ZN-12
  • Xơ Polyester (Gòn)
  • Nút kim cương Φ 20mm
  • Pát A23 Dia 10
  • Đinh Công Nghiệp
  • PAT PAJL-04
  • Khung Bàn Cafe CT1919
  • Mát Cắt CNC
  • Máy Bào - Chấn
  • Máy Xi
  • Đinh Dây Trang Trí
  • Chân Nhôm Sofa MB
  • Pát A23 Dia 8
  • Xơ Polyester (Gòn) - Kiện

Thống kê truy cập

  • Đang Online:

  • Truy cập tuần:

  • Truy cập tháng:

  • Tổng truy cập:

Chi tiết tin tức

Vui, buồn ở Làng nghề sắt, thép Châu Khê - Tài hoa của làng tỉ phú

Ngày đăng: 08/12/2015 - 11:38 PM

Có thể khẳng định, trong số hàng nghìn làng nghề cả nước, làng nghề sắt, thép phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nơi có địa danh Đa Hội nổi tiếng trong sản xuất sắt, thép xứng đáng là “của hiếm” làng nghề Việt Nam. Làng nghề này không những góp phần duy trì nghề truyền thống mà còn tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ, sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng, thiết thực...

Có công “mài sắt”...

“Sẽ chẳng có mảnh sắt phế liệu nào bị lãng phí khi nó đã ở Châu Khê” – từ khi nào chẳng rõ, câu nói này đã trở thành quen thuộc với người làng nghề này. Từ những mảnh sắt phế liệu được thu gom trên khắp cả nước, qua “bàn tay” điêu luyện của người thợ Châu Khê, những sản phẩm thiết yếu, có chất lượng mà giá lại phải chăng lần lượt ra đời.

Thép phế này sẽ được đưa vào lò điện để nấu phôi.


Theo quy trình sản xuất tại Châu Khê, sắt phế liệu được đưa vào lò đúc để nấu ra phôi thép. Phôi thép được làm ra với nhiều loại để phù hợp với mỗi dây chuyền cán nóng (nung đỏ thép và cán) trở thành các sản phẩm. Theo phân khu sản xuất, các sản phẩm thép cỡ lớn cho ngành xây dựng sẽ được sản xuất tại khu công nghiệp (KCN) sản xuất thép của phường, còn sản xuất các loại sắt phi 6, dây buộc, nan hoa, đinh, sắt U làm cửa xếp... do các hộ trong phố Đa Hội đảm trách.

Theo các vị cao niên của Châu Khê, nghề truyền thống sản xuất sắt, thép Đa Hội đã có cách đây khoảng 400 năm. Trước đây, nghề chỉ duy trì trong thôn Đa Hội (một trong 6 thôn của Châu Khê – nay 6 thôn đã gọi là phố). Ông Lưu Quang Tịnh, nguyên trưởng thôn Đa Hội (2000 – 2001) cho biết, trước cách mạng, sản phẩm của làng nghề chủ yếu là nông cụ và vật dụng sinh hoạt như cày, cuốc, bừa và dao, kéo, đinh, ke. Đến thời bao cấp, thêm vành, nan hoa xe đạp thồ và rèn đùi đĩa xe đạp. Sự chuyển mình của làng nghề sắt, thép Châu Khê được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi điện 3 pha được kéo về. Giai đoạn này, nhiều người có kinh nghiệm trong làng Đa Hội bắt đầu nghiên cứu, chế tạo ra nhiều loại máy móc như máy dập, máy cán, các dây chuyền rút sắt, đúc phôi... góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng như sắt cuộn phi 5, 6, sắt cây (xoắn), thanh U (làm cửa xếp); thanh nẹp (làm xen hoa cửa sổ).

Năm 2001, trước nhu cầu bức xúc về mặt bằng sản xuất, Châu Khê thành lập KCN sản xuất thép. Có mặt bằng, các hộ có vốn lập tức mở rộng sản xuất, mua máy đúc phôi công suất lớn về nấu phôi và thiết kế các dây chuyền cán thép hình các loại. Từ đây, Châu Khê dần trở thành “công xưởng” sản xuất sắt quy mô lớn.

Theo ông Tịnh, người Châu Khê không những tinh về nghề mà còn rất năng động. Xã hội cần gì, Châu Khê làm ngay ra sản phẩm đó. Minh chứng là từ thời kinh tế bao cấp đến nay, Châu Khê đã cung cấp nhiều sản phẩm sắt, thép có giá trị sử dụng thiết thực cho tiêu dùng như nan hoa và vành xe đạp thồ (giai đoạn 1980 - 1990), thanh sắt U làm cửa xếp (tạo ra phong trào làm cửa xếp trên khắp cả nước), thanh nẹp làm xen hoa cửa sổ (chấm dứt thời kỳ cửa sổ chỉ là những thanh chắn song tròn, thẳng đứng). Và hiện nay, cùng với các sản phẩm thép hình U, V, I... cỡ lớn, thép cây, thép phi các loại dùng cho xây dựng, công nghiệp, chỉ có Châu Khê mới sản xuất ra loại sắt vuông các kích cỡ dùng làm cổng, hàng rào và cung cấp dây sắt nhỏ cho các làng nghề Nam Định đan lưới thép. .

.. có ngày “nên kim”

Theo số liệu của UBND phường Châu Khê, nếu như năm 2001, doanh thu về sản xuất sắt, thép của Châu Khê mới đạt hơn 50 tỉ đồng/năm thì đến năm 2010 đã lên tới 4.000 tỉ đồng (tương đương 200 triệu USD).

“Để có sự thịnh vượng như hôm nay, người Đa Hội đã phải trả giá không ít”, anh Lưu Quang Chính, chủ xưởng cán thép trong KCN Châu Khê, người đã từng vào các tỉnh phía Nam phát triển nghề cho biết. Bắt đầu từ năm 1980, người Đa Hội tỏa đi các trung tâm sản xuất thép lớn tìm kiếm công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm mới. Từ học hỏi lý thuyết đến đầu tư cho các nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm..., thất bại không biết bao nhiêu mà kể.

Khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, không có vùng nào mà người Đa Hội không đặt chân tới để phát triển nghề sản xuất thép. Cho đến nay, không chỉ sản xuất trong nước, người Châu Khê đã sang Lào, Campuchia phát triển nghề và tiếp tục thành công.

Ai là người có công đưa làng nghề Đa Hội nói riêng và phường Châu Khê nói chung từ một làng rèn trở thành một trung tâm sản xuất sắt, thép có quy mô tầm cỡ?

Người Châu Khê đồng thuận: Là do công của nhiều người thuộc thế hệ đi trước. Từng giai đoạn, mỗi người nghiên cứu, phát minh ra một loại công nghệ, sản phẩm và sau đó nhân rộng ra cả làng. Ví như ông Phạm Văn Cồn, là người đầu tiên phát minh ra máy dập nắp líp xe đạp (thời bao cấp) và sau này (năm 1990), tiếp tục chế tạo dây chuyền rút sắt bằng 2 đầu máy công nông (đầu kéo, đầu đẩy). Ông Trần Văn Quỵ được suy tôn là người có công mang dây chuyền cán thép về làng. Rồi từ máy dập, máy cán chỉ làm ra 1 loại sản phẩm, người Đa Hội tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để máy dập có tải trọng lớn hơn, làm ra nhiều loại sản phẩm cao cấp hơn. Hoặc cũng từ máy cán, người Đa Hội tiếp tục nghiên cứu ra dây chuyền cán, rút sắt từ sắt dây đến cán ra thép hình khổ lớn...

Theo người dân Châu Khê, sự thông minh, tinh thần vượt khó và đôi bàn tay vàng là do trời phú. Vì thế: “Đối với người Đa Hội, chỉ cần một cái liếc mắt, đối thủ đã mất nghề!”, câu nửa đùa, nửa thật của người Châu Khê bất kể nói với người làng hay khách vãng lai về sức sáng tạo công nghệ, sản phẩm của làng nghề.

Nêu băn khoăn chất lượng sắt, thép Châu Khê, tôi được anh Phạm Văn Hợp, chủ xưởng sản xuất thép Hợp – Bình (hộ đang đầu tư 1 nhà máy sản xuất quy mô lớn hơn 100.000 tấn thép/năm) cho biết: Đó là chuyện xưa. Qua gần 10 năm sản xuất, kinh nghiệm luyện thép của làng nghề đã tăng lên. Sắt, thép Châu Khê đã có độ bền, độ dẻo, không bị dăm, gãy..., có thể tham gia vào các công trình xây dựng cao ốc. Minh chứng là nhiều hộ sản xuất đã đăng ký thương hiệu và được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam như thép Tuấn Cường, thép Hợp - Bình và nhiều nhà sản xuất lớn khác.

Bằng sức sáng tạo và sự lao động cần cù, chỉ 10 năm (2001- 2011), làng nghề sắt, thép Châu Khê đã tạo bước phát triển nhảy vọt cả về công nghệ sản xuất, tạo ra tích sản của làng nghề bằng hàng chục, hàng trăm năm trước cộng lại. Đột phá rõ nhất là quy mô sản xuất của làng nghề Châu Khê đã tăng gấp hàng chục, hàng trăm lần so với 10 năm trước đây. Nhiều hộ sản xuất của Châu Khê đang xây dựng những nhà máy sản xuất thép công suất hàng trăm nghìn tấn thép/năm. Theo bà Phạm Thị Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Châu Khê, do làng nghề phát triển nhanh nên hiện nay, 95% số hộ và nhân khẩu của phường đã chuyên nghề thép và kinh doanh dịch vụ. Thu nhập bình quân của Châu Khê đã đạt 2.600 USD/người/năm. Số lượng hộ gia đình “tỉ phú” của Châu Khê (vốn từ 10 tỉ đồng/hộ trở lên) chiếm đa số. Số doanh nghiệp, hộ gia đình có tổng tài sản cỡ vài trăm tỉ đồng/hộ cũng lên đến hàng chục.